Bí kíp cộng tác báo chí mảng sáng tác: cách học viên mình có 350+ bài đăng báo trong 1 năm

Năm 2024, danh sách tác phẩm xuất hiện trên báo trong file tổng hợp của học viên mình là hơn 350 bài. Với kinh nghiệm hướng dẫn viết tản văn và viết truyện đăng báo trong 3 năm qua, mình muốn chia sẻ cùng bạn – những người viết mới đang ấp ủ giấc mơ cộng tác báo mà còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp – một số bí kíp đã giúp chúng mình có được con số trên.

Để gửi các sáng tác văn học cộng tác báo, tạp chí văn nghệ trong nước, bạn nên lưu ý những điểm sau:

1/ Nghiên cứu kỹ lưỡng tờ báo hoặc cuộc thi mà bạn muốn gửi bài 

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Điều bạn cần làm để có tác phẩm đăng báo không chỉ là viết bài và gửi đi mà nên có những “chiến thuật” và sự đầu tư cụ thể. Trước khi gửi bài, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu thật kỹ càng về tờ báo hoặc tạp chí mà bạn muốn cộng tác. 

Viết những gì bạn có cảm hứng hay những ý tưởng xuất hiện trong  đầu? Dĩ nhiên là thế nhưng chưa đủ. Đừng quên tác phẩm cần người đọc và những người đọc đầu tiên của bạn trước khi có mặt chính thức trên trang báo là các biên tập viên (btv) tòa soạn. 

Mỗi tờ báo, chuyên mục, cuộc thi đều có những yêu cầu về tác phẩm. Bạn cần đọc các số báo trước đó để nắm bắt phong cách viết phù hợp, chủ đề thường được đăng tải, độ dài tác phẩm và đối tượng độc giả có nhu cầu đọc như thế nào… Điều này giúp bạn biết cách bắt đầu tác phẩm mới hoặc điều chỉnh tác phẩm còn dở dang của mình sao cho đáp ứng được tiêu chí của tờ báo.

Đừng tham lam nghiên cứu hàng chục tờ báo cùng lúc mà hãy bắt đầu với 1-2 tòa soạn, phân tích thật kỹ và kiên trì thử sức để tìm kiếm cơ hội cho chính mình.

Một số tờ báo bạn bạn nên thử:

Báo Phụ Nữ

Đài PTTH Hà Nội

Báo Văn nghệ

2/ Tuân thủ hướng dẫn gửi bài của tòa soạn 

Mỗi tòa soạn thường có quy định riêng về việc gửi bài, bao gồm định dạng file, hình ảnh minh họa, dung lượng bài viết và cách thức liên hệ… Tuân thủ các yêu cầu này là cách bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với btv và tòa soạn.

Hiện nay, hầu hết các tờ báo đều nhận bài dạng file Word qua email điện tử của tòa soạn, hoặc mail cá nhân của btv, nhưng cũng có nơi nhận bài dạng bản giấy in gửi qua đường bưu điện. 

Một điều mình thường nhắc học viên là hãy gửi bài trong thời gian hành chính để tránh làm phiền btv và cũng là cách tạo thiện cảm với họ.

3/ Chọn những tác phẩm chất lượng để gửi cộng tác báo 

Để trở thành cộng tác viên, tất nhiên bạn cần đảm bảo gửi đi những tác phẩm chất lượng, đã được biên tập kỹ lưỡng để ghi điểm ngay từ hình thức văn bản. Nội dung bài cũng cần có sự sáng tạo, độc đáo và mang dấu ấn cá nhân. Bạn cũng cần tự tin rằng bài viết sẽ mang lại giá trị cho độc giả và phù hợp với tiêu chí của tờ báo hoặc tạp chí mà bạn đã nghiên cứu trước đó.

Một tác phẩm chất lượng sẽ bao gồm cả nội dung hay và hình thức chỉn chu nên đừng cẩu thả dù là ở mặt nào. Đó cũng là lý do mà mình thường khuyến khích học viên khóa Tản và khóa Truyện bắt đầu bằng khóa xây dựng nền tảng viết lách trước.

Làm sao biết tác phẩm có chất lượng không?

Checklist Tự đánh giá bài viết

Bí kíp cộng tác báo chí mảng sáng tác giúp học viên mình có 350+ bài đăng báo trong 1 năm

4/ Viết mail gửi bài cộng tác chuyên nghiệp và chân thành

Khi gửi bài qua email, bạn nên viết mail đủ các phần tiêu đề – mở đầu – thân – kết – chữ ký để tăng cảm giác chuyên nghiệp. Bạn tìm trên mạng sẽ thấy hướng dẫn viết mail cơ bản như thế nào.

Tiêu đề mail nên ghi rõ bài cộng tác cho mục nào, báo nào. Ví dụ: Truyện ngắn cộng tác Tạp chí Văn nghệ TPHCM của Hòa Lương.

Trong phần nội dung mail, bạn có thể nêu rõ ý tưởng chính của tác phẩm, lý do bạn nghĩ rằng nó phù hợp với tờ báo hoặc tạp chí và những thông tin cá nhân của tác giả. Điều này giúp btv hiểu rõ hơn về bạn và tác phẩm, cũng như dễ dàng liên hệ khi cần.

Bạn tuyệt đối không nên để nội dung tác phẩm trong phần nội dung mail, hãy đính kèm file Word (file docs) ghi rõ tên tác phẩm_tên tác giả_thể loại và file hình ảnh có chú thích rõ ràng nếu tòa soạn yêu cầu.

Hướng dẫn gửi bài cộng tác báo chi tiết:

Sổ tay tản văn

Sổ tay viết truyện

5/ Kiên nhẫn chờ phản hồi và theo dõi trạng thái

Sau khi gửi bài, hãy kiên nhẫn chờ đợi phản hồi từ tòa soạn. Nếu sau một khoảng thời gian nhất định mà bạn chưa nhận được phản hồi, có thể gửi một email trên chính mail cũ để hỏi về tình trạng bài viết.

Một số btv sẽ xác nhận có dùng bài hay không cho tác giả nhưng không phải báo nào cũng vậy. Btv rất bận rộn và số lượng bài gửi về cộng tác không phải ít. Bạn nên chủ động hỏi han một cách tế nhị, ví dụ như là xin ý kiến btv để biết hướng cải thiện bài viết hoặc nếu đã qua 1-2 tháng, bạn cũng có thể xin rút bài để về chỉnh sửa thêm và gửi tới tòa soạn mà bạn nhận định bài viết ấy sẽ phù hợp hơn.

Mẹo ở đây là: hãy chủ động và kiên nhẫn. Mình từng nghe câu chuyện của các tiền bối gửi 50, thậm chí 100 bài báo không chọn nhưng từ khi bài đầu tiên được đăng báo, họ đã biết cách để không bỏ phí tác phẩm nào của bản thân.

Thêm một lưu ý nữa: chỉ gửi tác phẩm cho 1 tờ báo trong 1 thời điểm. Tòa soạn nào cũng muốn sử dụng bài “độc quyền”, bài mới. Rất hiếm nơi chấp nhận đăng lại bài đã lên trên các báo khác. Vì vậy đừng nên “tham lam” mà hãy thể hiện sự trân trọng của bạn với tờ báo mà bạn muốn cộng tác. Chỉ khi nào bị từ chối bạn mới nên gửi bài tới địa chỉ tiếp theo.

6/ Xây dựng mối quan hệ với những tác giả khác

Lời khuyên của các nhà văn và cả của mình dành cho những ai đang tìm kiếm cơ hội đăng báo là bạn nên tham gia vào các cộng đồng viết lách, tham dự các sự kiện văn học và kết nối với các nhà văn, biên tập viên, nhà phê bình văn học… Những mối quan hệ tốt có thể mở ra nhiều cơ hội cho bạn trong việc đăng tải và xuất bản tác phẩm.

Trong cộng đồng Yêu lại tiếng Việt, qua “Thử thách 30 ngày viết về những điều thân thuộc”“Cuộc thi viết truyện ngắn 2024”, chúng mình đã chắp cánh cho hàng chục tản văn, truyện ngắn có mặt trên những tờ báo, tạp chí VHNT uy tín. 

Một số tác giả có bài đăng báo sau các sự kiện của YLTV:

7/ Liên tục học hỏi về viết lách, sáng tác và phát triển khả năng viết của chính bạn

Viết lách là một quá trình học tập và rèn luyện không ngừng. Có những người mài bút âm thầm hàng chục năm rồi sau đó xuất bản tác phẩm để đời. Bạn rất khuyến khích bạn tham gia các khóa học viết, đọc nhiều sách hoặc bài viết chuyên về viết lách và tìm cách nâng cao kỹ năng của mình. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện chất lượng tác phẩm mà còn mở rộng mạng lưới kết nối trong giới viết văn.

Nhiều học viên của mình chia sẻ rằng họ đã “hồi vốn” và “có lời” sau khi tốt nghiệp các khóa học chỉ trong 6 tháng tới 1 năm. Mặc dù mình chưa từng cam kết về việc viết kiếm tiền. Có tên trên báo dĩ nhiên vui nhiều và chẳng ai khước từ tiếng ting ting khi nhuận bút đổ về phải không nào?

Học viết tản văn, truyện ngắn để đăng báo và in sách:

Khóa học Viết tản văn đăng báo

Khóa học Viết truyện chuyên sâu

Điều cuối cùng mình muốn nhắc bạn là hãy viết và hãy gửi bài liên tục, đừng bỏ cuộc, đừng nản chí.

Việc gửi tác phẩm văn học đến các tờ báo, tạp chí VHNT yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kiên nhẫn, chuyên chú và tinh thần học hỏi không ngừng. Với những gợi ý trên, mình mong bạn sẽ sớm có tác phẩm đăng báo. 

Đừng quên nhấn nút “Chia sẻ” và bình luận để bài viết này đến với nhiều người cần nó hơn và quay lại đây nói với mình niềm vui của bạn khi có bài đăng báo nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài! Chia sẻ những suy nghĩ của bạn ở phần bình luận để mình được hiểu nhiều hơn về bạn nhé!
Thương mời bạn ghé thăm tổ của Sẻ Nâu để kết nối với nhau nhiều hơn nghen!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Tìm kiếm điều gì đó . . .