Cốt truyện trong truyện ngắn

Khác với tiểu thuyết là những thiên truyện dài có thể mở rộng tối đa không – thời gian và hệ thống nhân vật, truyện ngắn giống như một lát cắt của đời sống nơi không gian và thời gian đều được thu hẹp lại, số lượng nhân vật cũng hạn chế hơn.

cot-truyen-cua-truyen-ngan
Cốt truyện trong truyện ngắn

Truyện ngắn và tiểu thuyết

Để một truyện ngắn thu hút được sự chú ý của người đọc không hề dễ dàng. Nếu viết tiểu thuyết là một cuộc chạy marathon, thì viết truyện ngắn là một cuộc chạy nước rút. Cả hai đều yêu cầu các kĩ thuật và kĩ năng tương tự nhau. Nhưng chúng vẫn có nét độc đáo riêng. Chạy marathon chú trọng sức bền và khả năng phân bổ thời gian. Chạy nước rút đòi hỏi phong độ hoàn hảo và quyết tâm cao để về đích nhanh chóng.

Cốt truyện trong truyện ngắn cần tập trung và cô đọng

Vì chỉ là một lát cắt ngang, một góc nhìn nên truyện ngắn thường không có đủ thời gian cho những tình tiết thừa thãi hoặc lê thê. Sự phát triển của câu chuyện phải ngắn gọn. Nhưng nó cần có tác động gần như ngay lập tức tới người đọc. Cốt truyện do đó mà được tiến triển nhanh chóng. Thông thường câu chuyện sẽ được kể khi cuộc sống của nhân vật bắt đầu có những sự thay đổi. Đó là manh nha cho một cao trào sắp diễn ra.

Việc lựa chọn cấu trúc câu chuyện có thể giúp tập trung vào việc phát triển các nhân vật và xung đột trung tâm mà không cần theo trình tự của thời gian tuyến tính. Kết cấu truyện là một trong những thao tác thủ công của người viết. Việc đi chệch khỏi cấu trúc đã định sẵn vẫn có thể xảy ra trong quá trình viết. Song tốt nhất là xây dựng một cấu trúc tổng thể làm bản lề cho việc sáng tác sau đó.

Cấu trúc chung của một truyện ngắn

Trước hết, cấu trúc chung của truyện ngắn bao gồm có ba phần chính:

Mở đầu có vai trò thu hút sự chú ý của người đọc, giới thiệu các nhân vật, bối cảnh và xung đột trung tâm.

Phần giữa bao gồm các sự việc, hành động sẽ dẫn đến phần kết của câu chuyện. Cũng như các điểm liên quan tới cốt truyện, chướng ngại vật hoặc các tình tiết phụ khác nhau. Mục đích để duy trì sự quan tâm của người đọc và truyền tải thông điệp.

Kết thúc của một câu chuyện đưa ra kết cục và giải quyết các xung đột nảy sinh ở hai phần trước. Nhìn chung, kết truyện thường để lại cho người đọc cảm giác thoả mãn và tự tri nhận được những giá trị sống cho bản thân.

Một số khái niệm liên quan tới cốt truyện

Khái niệm của Aristote về cốt truyện

Trong sách Nghệ thuật thơ ca, Aristote lần đầu tiên đưa ra khái niệm “muthos”. Dịch ra tiếng Việt là chuyện, câu chuyện, cốt truyện. Nó là một chuỗi sự kiện hữu hạn, liên kết nhau, có mở đầu, có kết thúc, sau mở đầu có đột biến. Cuối cùng có sự nhận thức ra một điều gì đó, gây tác động tới người đọc.

Cốt truyện (plot) là sự kiện chủ yếu, cái sườn của sự kiện hay tình huống trong một tác phẩm tự sự. Đây là phần có thể tóm tắt, phần lõi cốt, thoát li lời văn trần thuật của văn bản, được thuật lại hay vay mượn, chuyển dịch để sáng tạo ra tác phẩm khác.

Khái niệm của Gustav Freytag về cốt truyện

Năm 1863, tiểu thuyết gia người Đức Gustav Freytag đã xuất bản một cuốn sách mở rộng khái niệm cốt truyện của Aristotle. Freytag đã thêm vào hai thành phần: hành động tăng và hành động giảm. Cấu trúc cốt truyện kịch tính này được gọi là Kim tự tháp của Freytag. Nó là mô tả phổ biến nhất về cốt truyện như một thiết bị văn học.

Kim tự tháp của Freytag trong xây dựng cốt truyện

Freytag’s Pyramid có thể giúp người viết sắp xếp các suy nghĩ và ý tưởng của họ khi mô tả vấn đề chính của câu chuyện, hành động gia tăng, cao trào và hành động rơi xuống.

Sự trình bày (giới thiệu) 

Được cố định ở một địa điểm và thời gian, các nhân vật được giới thiệu cùng với một trạng thái tâm lí cụ thể. Phần giới thiệu có thể được thực hiện thông qua các cuộc đối thoại, hồi tưởng, nội tâm của nhân vật, một chi tiết. Hoặc lời dẫn của người kể chuyện.

Hành động gia tăng 

Là một sự kiện kích động bắt đầu ngay sau khi giới thiệu. Những sự kiện này là phần quan trọng nhất của câu chuyện. Vì toàn bộ cốt truyện phụ thuộc vào chúng để tạo ra các tình huống xung đột mang tính cao trào và cuối cùng giải quyết thỏa đáng cho sự thoái trào.

Cực điểm (cao trào) 

Là bước ngoặt làm thay đổi số phận của nhân vật chính. Nếu mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp thì tình tiết cao trào sẽ chống lại họ. Diễn biến truyện trở nên xấu đi. Hoặc bộc lộ những điểm yếu của nhân vật. Ngược lại, nếu mọi thứ đi từ xấu đến tốt thường đòi hỏi nhân vật chính phải khai thác sức mạnh tiềm ẩn bên trong.

Hành động rơi 

Hay còn gọi là hành động phản cảm. Bắt đầu với những hệ quả từ cao trào và tiến dần đến kết luận. Freytag đưa ra hai quy tắc cho giai đoạn này. Một là số lượng nhân vật được giới hạn càng nhiều càng tốt. Hai là số lượng cảnh mà nhân vật chính ngã xuống phải ít hơn trong chuyển động đang tăng lên.

Thảm hoạ (kết thúc) 

Bao gồm các sự kiện từ điểm cuối của hành động rơi (thoái trào) đến cảnh kết thúc thực sự của câu chuyện. Xung đột được giải quyết, tạo ra sự bình thường cho các nhân vật. Đồng thời tạo cảm giác giải tỏa căng thẳng và lo lắng cho người đọc. Nó là việc làm sáng tỏ hoặc gỡ bỏ sự phức tạp của một âm mưu được người viết dự định từ đầu.

Tổng kết

Như vậy, theo kim tự tháp của Freytag, cấu trúc cốt truyện của một tác phẩm tự sự cơ bản bao gồm giới thiệu – thắt nút – phát triển – cao trào – mở nút. Tuy nhiên, ngày nay người ta cũng thường sử dụng dạng kết thúc mở cho tác phẩm. Loại này nhằm tránh gây cảm giác ép buộc theo cách nhìn nhị nguyên lên người đọc. Đồng thời để người đọc đồng sáng tạo với tác giả.

Nguồn tham khảo:

Cấu trúc kịch tính – Dramatic structure

Cấu trúc và tính nội dung của truyện kể

Plot

Bạn có thể đọc thêm về Hướng dẫn viết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tìm kiếm điều gì đó . . .