Phân biệt 3 khái niệm: copyworking – đạo văn – liên văn bản

Copyworking là gì? Bạn đã bao giờ nghe tới khái niệm copyworking? Liệu nó có giống với liên văn bản hay đạo văn? Cùng phân biệt 3 phương pháp này qua bài viết sau nhé!

Copyworking là gì? Thực hành copyworking như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất trong viết lạc?

Lần đầu tiên đọc về phương pháp copyworking, mình thấy khá hoang mang. Liệu nó có gần với điều tối kị trong sáng tác là “đạo văn” hay không? Bởi việc hiểu sai ý nghĩa khi dịch hoặc đánh tráo khái niệm có thể sẽ mang tới những hậu quả nghiêm trọng.

Kỳ thực, copyworking cũng phần nào có liên hệ với tính liên văn bản trong văn học và rất dễ khiến người viết vô ý trở thành đạo văn nếu không nhận thức được giới hạn mong manh giữa chúng.

Định nghĩa lại về copyworking – liên văn bản – đạo văn

1/ Copyworking là gì?

Khái niệm copyworking dùng để chỉ một phương pháp thực hành luyện viết bằng cách chép lại một bài văn chính xác tới từng dấu, từng từ. 

Phương pháp này không được xem là đạo văn vì nó chỉ được sử dụng với mục đích luyện tập. Ở đây, người luyện tập chú trọng việc ghi chép lại các câu, đoạn, ý tưởng của một người khác mà bản thân thấy ấn tượng và muốn học hỏi. Việc này giúp não bộ hình thành thói quen viết thông qua hành động của đôi tay như một dạng công cụ. Thay vì nếu sáng tác thì bạn phải làm tất cả các khâu, copyworking là cách giúp bạn tiếp cận với các ý tưởng, góc nhìn, ngôn từ, lối viết, phong cách… từ người khác một cách ấn tượng hơn.

Jack London và Thompson là những nhà văn thường thực hành phương pháp này bằng cách chép tay các tiểu thuyết và bài thơ yêu thích. Benjamin Franklin sẽ viết lại những từ khoá chính, các chỉ dẫn và tự viết lại làm sao cho giống bài viết gốc nhất theo trí nhớ của mình. Sau đó ông so sánh hai bản, rút ra lỗi và cách khắc phục.

2/ Đạo văn

Đạo văn là hành vi ăn cắp chữ nghĩa (chất xám/ý tưởng) của người khác. Có thể kể tới một số trường hợp như: đạo toàn bộ tác phẩm, trích dẫn câu văn/đoạn văn của người khác nhưng không đặt trong dấu ngoặc kép, không dẫn nguồn/dẫn sai nguồn/dẫn thiếu nguồn cho dù đã sử dụng ngoặc kép, đạo văn của mình khi cùng một bài viết mà gửi đăng nhiều toà soạn và các nơi đều chọn đăng bài, xào nấu tác phẩm của người khác bằng cách thay đổi một số từ ngữ, cấu trúc, lối viết, đạo văn dịch, nhận vơ tác phẩm của người khác làm của mình…

3/ Liên văn bản

Tính liên văn bản được hiểu theo ba nghĩa:

+ Thứ nhất là như một thủ pháp nghệ thuật. Ví dụ sử dụng các điển cố, điển tích, biểu tượng… (Truyện Kiều có 3236 điển tích, điển cố, thành ngữ, tục ngữ). Việc này chính là sử dụng các câu, cụm từ, cốt truyện của người xưa vào tác phẩm của mình nhưng được ngầm hiểu và đồng ý.

+ Thứ hai như là một nguyên lí phổ quát của sự tồn tại của văn bản văn học. Nghĩa là bất cứ một văn bản nào cũng đều có tính liên văn bản, đều sử dụng chất liệu từ các văn bản khác ngoài nó. Bạn viết một tản văn về quê hương mà trong đó bạn có sử dụng một vài câu thơ/câu hát từ tác phẩm khác có liên quan tới nội dung bài hoặc đơn giản là trong bài của bạn có nhắc tới những hình ảnh như cổng làng, cây đa, giếng nước… Những đối tượng này đã xuất hiện nhiều trong các sáng tác dân gian và cả văn học viết trước đó.  

+ Thứ ba, liên văn bản xem hình ảnh thế giới như là một văn bản khổng lồ. Văn hoá nhân loại như là liên văn bản. Tất cả các chất liệu sử dụng trong bài viết đều được khai thác từ cuộc sống. Nghĩa là một bài viết không bao giờ hoàn toàn tồn tại độc lập.

Mối quan hệ giữa 3 khái niệm

1/ Copyworking và đạo văn

Copyworking là một hình thức sao chép lại đoạn văn bản của người khác nhằm mục đích tập luyện và học hỏi. Phương pháp này được thực hiện bởi cá nhân và không nhằm trục lợi. 

Khi được sử dụng như một hình thức rèn luyện trong viết lách, nó sẽ giúp bạn: hình thành thói quen viết/ghi chép; gom nhặt ý tưởng; rèn luyện độ linh hoạt của tay và não bộ; hình thành góc nhìn đa diện; tăng vốn từ; cải thiện ngữ pháp, cấu trúc và phong cách viết…

Ngược lại, nếu ghi chép của tác giả khác rồi lấy nguyên vẹn ý tưởng, câu văn của họ vào bài của mình sẽ trở thành đạo văn. Thông thường việc đạo văn sẽ liên quan tới những đối tượng khác (độc giả, tòa soạn, nhà xuất bản…) và nhằm tạo ra lợi ích cho người thực hiện. 

Mặc dù ranh giới giữa copyworking và đạo văn khá mong manh nhưng luôn luôn hiện hữu. Vì vậy, bạn cần phải tỉnh táo để không vô tình rơi vào những tình huống khó xử.

Ví dụ:

Việc xây dựng nhân vật có phép thuật như trong truyện cổ tích được chấp nhận nhưng nếu đó là một cậu nhóc sống ở Anh, có phép thuật của phù thủy và giữa trán có vết dẹo hình tia chớp sẽ bị quy vào ăn cắp ý tưởng nhân vật Harry Potter. Đó là bởi hình tượng này quá độc đáo và cộp mác nhà văn J. K. Rowling.

Như vậy, để tránh biến phương pháp copyworking trở thành một hình thức đạo văn, người “copy” phải có chọn lọc, biến đổi, phát triển cái mới trên nền cái có sẵn của tác giả khác/văn bản khác.

2/ Copyworking và liên văn bản

Có thể nói copyworking chính là một phương pháp thực hành tính liên văn bản. Ở đây người “copy” tiếp nhận các chất liệu từ văn bản khác để tái thiết lại vào văn bản của mình.

Tuỳ vào mức độ tái thiết khác nhau mà các chất liệu được “copy” có thể sử dụng trực tiếp trong văn bản mới như một bộ phận hoặc sử dụng gián tiếp như một trích dẫn đặt trong dấu ngoặc kép.

Chẳng hạn như trong truyện Hai đứa trẻ, Thạch Lam có viết:

“Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.”

Nếu ta bị ấn tượng và lấy lại phép so sánh “êm ả như ru” để viết một câu mới, một ngữ cảnh mới sẽ là vận dụng phương pháp copywoking. Và câu văn mới, bài văn mới đồng thời có tính liên văn bản.

Ví dụ: Đêm mùa đông êm ả như ru, đến cả con trăng cũng say ngủ sau ngọn tre cuối ngõ.

Học và thực hành phương pháp copyworking

Như đã trình bày phía trên, việc vận dụng phương pháp này theo quy trình: ghi chép lại – gạn lọc cái hay – gọt giũa theo cách riêng – tạo chất liệu mới – tái sử dụng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người viết. Đó cũng là một cách làm tăng vốn từ và góp phần định hình phong cách của người viết.

Bạn có thể thực hiện phương pháp copyworking bằng cách:

– Ghi chép lại những câu/đoạn/ý tưởng/thủ pháp nghệ thuật của người khác vào sổ tay/điện thoại/máy tính. Có thể vẽ tay/thiết kế/sử dụng mindmap để bản copy trở nên thu hút hơn, dễ nhớ hơn.

– Gạn lọc bằng cách chọn ra chi tiết ấn tượng nhất, đắt giá nhất trong câu/đoạn ấy. Chẳng hạn trong ví dụ trên của Thạch Lam, phép so sánh “êm ả như ru” khá đặc biệt nên bạn có thể tái sử dụng.

– Gọt giũa là biến tấu các chi tiết ấn tượng từ văn bản của người khác sao cho phù hợp với phong cách của bản thân và với văn bản mới. Ví như từ cụm “êm ả như ru” có thể liên hệ tới “êm ả như nhung”, “dìu dặt như ru”…

– Chất liệu mới là thành quả thu được sau cả quá trình phía trước.

– Tái sử dụng là mang chất liệu mới hình thành vào trong văn bản mới theo cách riêng của người viết.

Việc làm rõ các khái niệm copyworking – đạo văn – liên văn bản sẽ giúp bạn nhìn nhận đúng đắn về chúng. Từ đó nắm được bản chất, đồng thời xác định được bản thân nên và không nên làm gì. Cho dù theo J. Kristeva “bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên như một bức khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn; bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và biến đổi từ các văn bản khác” thì viết lách vẫn là loại công việc đặc thù coi trọng sự sáng tạo và dấu ấn cá nhân.

Ta có thể gom nhặt các mảnh ghép từ vô vàn văn bản khác nhưng hãy làm nên bức khảm kí bằng tên của mình.

Phân biệt 3 khái niệm: copyworking – đạo văn – liên văn bản

Copyworking là gì? Bạn đã bao giờ nghe tới khái niệm copyworking? Liệu nó có giống với liên văn bản hay đạo văn? Cùng phân biệt 3 phương pháp này qua bài viết sau nhé!

Lần đầu tiên đọc về phương pháp copyworking, mình thấy khá hoang mang. Liệu nó có gần với điều tối kị trong sáng tác là “đạo văn” hay không? Bởi việc hiểu sai ý nghĩa khi dịch hoặc đánh tráo khái niệm có thể sẽ mang tới những hậu quả nghiêm trọng.

Kỳ thực, copyworking cũng phần nào có liên hệ với tính liên văn bản trong văn học và rất dễ khiến người viết vô ý trở thành đạo văn nếu không nhận thức được giới hạn mong manh giữa chúng.

Định nghĩa lại về copyworking – liên văn bản – đạo văn

1/ Copyworking là gì?

Khái niệm copyworking dùng để chỉ một phương pháp thực hành luyện viết bằng cách chép lại một bài văn chính xác tới từng dấu, từng từ. 

Phương pháp này không được xem là đạo văn vì nó chỉ được sử dụng với mục đích luyện tập. Ở đây, người luyện tập chú trọng việc ghi chép lại các câu, đoạn, ý tưởng của một người khác mà bản thân thấy ấn tượng và muốn học hỏi. Việc này giúp não bộ hình thành thói quen viết thông qua hành động của đôi tay như một dạng công cụ. Thay vì nếu sáng tác thì bạn phải làm tất cả các khâu, copyworking là cách giúp bạn tiếp cận với các ý tưởng, góc nhìn, ngôn từ, lối viết, phong cách… từ người khác một cách ấn tượng hơn.

Jack London và Thompson là những nhàn văn thường thực hành phương pháp này bằng cách chép tay các tiểu thuyết và bài thơ yêu thích. Benjamin Franklin sẽ viết lại những từ khoá chính, các chỉ dẫn và tự viết lại làm sao cho giống bài viết gốc nhất theo trí nhớ của mình. Sau đó ông so sánh hai bản, rút ra lỗi và cách khắc phục.

2/ Đạo văn

Đạo văn là hành vi ăn cắp chữ nghĩa (chất xám/ý tưởng) của người khác. Có thể kể tới một số trường hợp như: đạo toàn bộ tác phẩm, trích dẫn câu văn/đoạn văn của người khác nhưng không đặt trong dấu ngoặc kép, không dẫn nguồn/dẫn sai nguồn/dẫn thiếu nguồn cho dù đã sử dụng ngoặc kép, đạo văn của mình khi cùng một bài viết mà gửi đăng nhiều toà soạn và các nơi đều chọn đăng bài, xào nấu tác phẩm của người khác bằng cách thay đổi một số từ ngữ, cấu trúc, lối viết, đạo văn dịch, nhận vơ tác phẩm của người khác làm của mình…

3/ Liên văn bản

Tính liên văn bản được hiểu theo ba nghĩa:

+ Thứ nhất là như một thủ pháp nghệ thuật. Ví dụ sử dụng các điển cố, điển tích, biểu tượng… (Truyện Kiều có 3236 điển tích, điển cố, thành ngữ, tục ngữ). Việc này chính là sử dụng các câu, cụm từ, cốt truyện của người xưa vào tác phẩm của mình nhưng được ngầm hiểu và đồng ý.

+ Thứ hai như là một nguyên lí phổ quát của sự tồn tại của văn bản văn học. Nghĩa là bất cứ một văn bản nào cũng đều có tính liên văn bản, đều sử dụng chất liệu từ các văn bản khác ngoài nó. Bạn viết một tản văn về quê hương mà trong đó bạn có sử dụng một vài câu thơ/câu hát từ tác phẩm khác có liên quan tới nội dung bài hoặc đơn giản là trong bài của bạn có nhắc tới những hình ảnh như cổng làng, cây đa, giếng nước… Những đối tượng này đã xuất hiện nhiều trong các sáng tác dân gian và cả văn học viết trước đó.  

+ Thứ ba, liên văn bản xem hình ảnh thế giới như là một văn bản khổng lồ. Văn hoá nhân loại như là liên văn bản. Tất cả các chất liệu sử dụng trong bài viết đều được khai thác từ cuộc sống. Nghĩa là một bài viết không bao giờ hoàn toàn tồn tại độc lập.

Mối quan hệ giữa 3 khái niệm

1/ Copyworking và đạo văn

Copyworking là một hình thức sao chép lại đoạn văn bản của người khác nhằm mục đích tập luyện và học hỏi. Phương pháp này được thực hiện bởi cá nhân và không nhằm trục lợi. 

Khi được sử dụng như một hình thức rèn luyện trong viết lách, nó sẽ giúp bạn: hình thành thói quen viết/ghi chép; gom nhặt ý tưởng; rèn luyện độ linh hoạt của tay và não bộ; hình thành góc nhìn đa diện; tăng vốn từ; cải thiện ngữ pháp, cấu trúc và phong cách viết…

Ngược lại, nếu ghi chép của tác giả khác rồi lấy nguyên vẹn ý tưởng, câu văn của họ vào bài của mình sẽ trở thành đạo văn. Thông thường việc đạo văn sẽ liên quan tới những đối tượng khác (độc giả, tòa soạn, nhà xuất bản…) và nhằm tạo ra lợi ích cho người thực hiện. 

Mặc dù ranh giới giữa copyworking và đạo văn khá mong manh nhưng luôn luôn hiện hữu. Vì vậy, bạn cần phải tỉnh táo để không vô tình rơi vào những tình huống khó xử.

Ví dụ:

Việc xây dựng nhân vật có phép thuật như trong truyện cổ tích được chấp nhận nhưng nếu đó là một cậu nhóc sống ở Anh, có phép thuật của phù thủy và giữa trán có vết dẹo hình tia chớp sẽ bị quy vào ăn cắp ý tưởng nhân vật Harry Potter. Đó là bởi hình tượng này quá độc đáo và cộp mác nhà văn J. K. Rowling.

Như vậy, để tránh biến phương pháp copyworking trở thành một hình thức đạo văn, người “copy” phải có chọn lọc, biến đổi, phát triển cái mới trên nền cái có sẵn của tác giả khác/văn bản khác.

2/ Copyworking và liên văn bản

Có thể nói copyworking chính là một phương pháp thực hành tính liên văn bản. Ở đây người “copy” tiếp nhận các chất liệu từ văn bản khác để tái thiết lại vào văn bản của mình.

Tuỳ vào mức độ tái thiết khác nhau mà các chất liệu được “copy” có thể sử dụng trực tiếp trong văn bản mới như một bộ phận hoặc sử dụng gián tiếp như một trích dẫn đặt trong dấu ngoặc kép.

Chẳng hạn như trong truyện Hai đứa trẻ, Thạch Lam có viết:

“Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.”

Nếu ta bị ấn tượng và lấy lại phép so sánh “êm ả như ru” để viết một câu mới, một ngữ cảnh mới sẽ là vận dụng phương pháp copywoking. Và câu văn mới, bài văn mới đồng thời có tính liên văn bản.

Ví dụ: Đêm mùa đông êm ả như ru, đến cả con trăng cũng say ngủ sau ngọn tre cuối ngõ.

Học và thực hành phương pháp copyworking

Như đã trình bày phía trên, việc vận dụng phương pháp này theo quy trình: ghi chép lại – gạn lọc cái hay – gọt giũa theo cách riêng – tạo chất liệu mới – tái sử dụng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người viết. Đó cũng là một cách làm tăng vốn từ và góp phần định hình phong cách của người viết.

Bạn có thể thực hiện phương pháp copyworking bằng cách:

– Ghi chép lại những câu/đoạn/ý tưởng/thủ pháp nghệ thuật của người khác vào sổ tay/điện thoại/máy tính. Có thể vẽ tay/thiết kế/sử dụng mindmap để bản copy trở nên thu hút hơn, dễ nhớ hơn.

– Gạn lọc bằng cách chọn ra chi tiết ấn tượng nhất, đắt giá nhất trong câu/đoạn ấy. Chẳng hạn trong ví dụ trên của Thạch Lam, phép so sánh “êm ả như ru” khá đặc biệt nên bạn có thể tái sử dụng.

– Gọt giũa là biến tấu các chi tiết ấn tượng từ văn bản của người khác sao cho phù hợp với phong cách của bản thân và với văn bản mới. Ví như từ cụm “êm ả như ru” có thể liên hệ tới “êm ả như nhung”, “dìu dặt như ru”…

– Chất liệu mới là thành quả thu được sau cả quá trình phía trước.

– Tái sử dụng là mang chất liệu mới hình thành vào trong văn bản mới theo cách riêng của người viết.

Thực hành nhỏ cho bạn:

Chọn 1 đoạn văn/bài thơ/bài viết mà bạn thích. Chép tay vào sổ/giấy và xem thử bạn học được gì sau khi thực hiện.

Việc làm rõ các khái niệm copyworking – đạo văn – liên văn bản sẽ giúp bạn nhìn nhận đúng đắn về chúng. Từ đó nắm được bản chất, đồng thời xác định được bản thân nên và không nên làm gì. Cho dù theo J. Kristeva “bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên như một bức khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn; bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và biến đổi từ các văn bản khác” thì viết lách vẫn là loại công việc đặc thù coi trọng sự sáng tạo và dấu ấn cá nhân.

Ta có thể gom nhặt các mảnh ghép từ vô vàn văn bản khác nhưng hãy làm nên bức khảm kí bằng tên của mình.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mình. Mình sẽ rất hạnh phúc nếu bạn ghi lại đây những cảm nhận của bạn hoặc là những thắc mắc muốn được giải đáp thêm. Mình sẽ phản hồi bạn trực tiếp qua bình luận hoặc nếu cần, mình sẽ lên một bài viết mới để hồi đáp đầy đủ và chi tiết.

Bạn có thể kết nối với mình nhiều hơn tại: https://linktr.ee/hoaluongwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tìm kiếm điều gì đó . . .